Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

CHÚ THÍCH

BÁT NHÃ: Đến Trường An năm 782. Một trong những vị thầy của Không Hải, tức Hoằng Pháp đại sư, sáng tổ Chân Ngôn tôn của Nhật.

BẤT KHÔNG KIM CƯƠNG (Amoghavajra, 705 – 774): Đệ tử của Kim Cương Trí (Vajrabodhi), sáng tổ Chân Ngôn tôn Trung Hoa. Bất Không Kim Cương là đệ nhị tổ, quốc sư của Đường Huyền Tông (713 – 755), Túc Tông (756 – 762) và Đại Tông (763 – 779), đưa Chân Ngôn tôn đến mức cực thịnh. Có truyền pháp cho Không Hải. Tuy bản dịch Tâm kinh của Bất Không đã mất, nhưng trong Đại Tạng còn ghi một số kinh nói về Bố tát Quán Tự Tại, do Bất Không dịch. Xem Đại Tạng tập 20, tr.1 ( ĐTK 1030), tr.19 ( ĐTK 1037), tr.32 ( ĐTK 1041), tr.33 ( ĐTK 1042), tr.203 ( ĐTK 1085), tr.206 ( ĐTK 1086) và tập 21, tr.292 ( ĐTK 1264). Được truy tặng Đại Biện Chánh Quảng Trí Tam Tạng.

ĐẠO HÀNH BÁT NHÃ (Astasahasrikaprajna-paramita) được Chi Lâu Ca Sấm (Lokakshema) dịch lần đầu tiên vào năm 178. Cưu Ma La Thập (Kumarajiva) dịch lần thứ năm và Huyền Tráng dịch lần thứ bảy. Edward Conze đã dịch kinh này sang Anh văn.

HUYỀN TRÁNG (600 – 664): nhà du hành danh tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa.

KHÔNG HẢI (774 – 835), tức Hoằng Pháp đại sư. Đệ tử Huệ Quả (746 – 805), đệ tam tổ Chân Ngôn tôn. Được cả Bất Không là đệ nhị tổ truyền pháp. Sau này là sáng tổ Chân Ngôn tôn của Nhật. Không Hải có chú giải Tâm kinh, trong Hoằng Pháp đại sư toàn tập (Kòbò daishi zenshu), tập I tr. 554-562. Bản dịch Anh văn của Hakeda Yoshio, Secret key to the Heart Sũtra, trong Major works. Columbia U.P., 1972, tr. 262 275.

NGHĨA TỊNH (635 – 713): nhà du hành nổi danh không kém Huyền Tráng. Đệ tử Subhakarasimha và Vajrabodhi tức Kim Cương Trí, thầy của Bất Không.

PHÁP LONG TỰ, Hòrỳuji, trong thành Nara, Nhật. Kiến lập dưới triều đại Thánh Đức Thái tử, Shòtoku taishi (593 – 622) để làm kỷ niệm công đức hộ pháp của vị nhiếp chánh vương này, và cũng để tàng trữ lược bản Tâm kinh vừa được truyền vào Nhật, năm 609.

PHÁP NGUYỆT: Dưới triều Đường Huyền Tông, Phật giáo lại lâm Pháp nạn. Phần lớn các tăng sĩ phải hoàn tục hoặc lánh nạn các nơi. Chỉ riêng Pháp Nguyệt là được trở về Ấn Độ, năm 741 và thị tịch tại đó. Đến năm 765 mới được truy tặng là Đại Hoằng Giáo Tam Tang.

PHÁP THÀNH. Không rõ tiểu sử, nhưng chắc chắn là một học giả lớn của đạo Phật đời Đường, chuyên về Du già. Xem ĐTK 2801 và 2802, tr. 804 947, tập 51, ĐTK 2090, tr. 996; và ĐTK 2782, tr. 543.

PHÁP TẠNG (643 – 712), đệ tam tổ Hoa Nghiêm tôn. Viết Bát Nhã ba la mật đa Tâm kinh lược sớ năm (ĐTK 1712). Triết lý Hoa Nghiêm chịu ảnh hưởng rất lớn nguyên lý Bát Nhã ba la mật đa về Tâm Không (sùnyatà), mà căn bản là Tâm kinh. Bản sớ giải này được dịch ra Anh văn hai lần: Chang, Garma The Buddhist teaching of totality the philosophy of Hwa Yen Buddhism. tr. 197 – 206. Cook, Francis, Fa tsang’s brief commentary on the Prajnaparamita hrdaya sutra. In trong Mahàyàna Buddhist meditation, theory & practice, ed. By Minoru Kiyota. Univ. P. of Hawaii, 1978. tr. 167 206.

TẤT ĐÀN: Thư pháp Tất Đàn (siddha) phát triển từ lối chữ Phạn (Brahmin style) cổ xưa. Viết từ phải sang trái. Thư pháp được sử dụng ở miền Bắc Ấn vào đầu thế kỷ thứ nhất, và ở Nam Ấn khoảng thế kỷ IV-V) Từ Bắc Ấn, thư pháp này biến dạng theo lối gupta (gypta style) và truyền vào Trung Hoa và Nhật Bản. Lối Nam Ấn được truyền vào Kucha và Khotan. Đến thế kỷ thứ XI, thư pháp Devanagari mới xuất hiện.

TRƯỜNG CỐC TỰ Hasedera, trên Cao Dã Sơn, thuộc Chân Ngôn tôn, Nhật.

Về cuộc đời và sự nghiệp của các thiền sư Việt Nam:

CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ

MINH CHÂU HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ

TOÀN NHẬT THIỀN SƯ, xem:

Lê Mạnh Thát, Chân Nguyên thiền sư toàn tập, Vạn Hạnh, 1979 (2 quyển).

Lê Mạnh Thát, Thơ văn thiền sư Minh Châu Hương Hải, sắp xuất bản.

Lê Mạnh Thát, Toàn Nhật thiền sư toàn tập, Vạn Hạnh, 1979 (2 quyển).

TÂM KINH TỪ ĐIỂN