Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

TÂM KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
VĂN BẢN

DẪN NHẬP

Nguyên bản xưa nhất của Tâm Kinh là bản Phạn văn ghi bằng thủ pháp Tất Đàn (Siddham) trên lá bối. Hiện nay, ta có một lược bản Tất Đàn được bảo tồn tại Trường Cốc tự (Hasedera) và một lược bản Tất Đàn khác tại Pháp Long tự (Hòryùji) của Nhật Bản (Để tiện định danh, bản trước ta gọi là lược bản Tất Đàn 1 và bản sau ta gọi là lược bản Tất Đàn 2). Truyền thuyết cho rằng Tổ Bồ đề Đạt Ma mang cả hai bản này đến Trung Hoa, rồi từ đó được truyền sang Nhật. Nhưng gần đây, các học giả phương Tây kiểm chứng lại, ghi rằng lược bản Tất Đàn 2, tồn trữ Pháp Long tự từ năm 609 đến nay, là được phiên dịch từ bản Hán văn của Huyền Tráng chứ không phải nguyên bản Phạn ngữ như trước đây đã lầm tưởng. Pháp Long tự (Hòryùji) được Thánh Đức thái tử (Shotoku Taishi), vị quốc vương hộ pháp đầu tiên của Nhật, trị vì những năm 593 – 622, xuống chiếu kiến lập chùa này vào khoảng đầu thế kỷ thứ VII, mục đích là để tồn bái lược bản Tất Đàn 2 này. Nhưng như thế, thì các học giả đã phạm phải lỗi lầm về thời gian tính, vì bản dịch của Huyền Tráng là vào năm 649, sau bản Tất Đàn 2 này. Pháp Long tự hiện nay được xem là ngôi chùa gỗ cổ kính nhất của Nhật Bản.

F. Max Muller là người đầu tiên tập thành và dịch cả hai, lược bản và quảng bản theo thư pháp Devanagari, ra Anh văn năm 1894, in trong Sacred Books of the East, tập 49, phần 2, trang 147 – 154. Trước đó đã có học giả Nanjo Bujiu là người đầu tiên khám phá ra hai bản Tất Đàn nói trên, nhưng ông chỉ tập thành, mà không phiên dịch ra Anh văn, đăng trong Anecdota Oxoniensia, t.1, tháng 3 (1884). Ngoài ra, còn có H. L. Feer chỉ tập thành và chú giải quảng bản, in trong L”Essence de la Science transcendante en langues, Tibetain, Sanscrit, Mongol (Paris, 1886). Sau đo, Bác sĩ D.T. Suzuki lại dịch lược bản và đăng trong quyển 3 của Essays in Zen Buddhism.

Nhưng phải đợi đến Edward Conze với những công trình nghiên cứu công phu về Bát nhã và các kinh điển và triết học thuộc bộ phái này, Tâm kinh mới được chú ý đến và từ đó có thêm rất nhiều học giả lớp trẻ để tâm phê giải và trùng dịch theo ý của họ. Edward Conze cũng là người đã tập thành hai bản kinh này bằng thư pháp Devanagari mới được ông tìm thấy ở Bắc Ấn. Lại còn có giáo sư H. W. Bailey khám phá được một quảng bản của kinh bằng tiếng Vu Điền, được cho là bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 8, và là phiên dịch từ quảng bản Hán Văn, thủ bản Vu Điền này hiện được bảo tồn trong Fonds Pelliot Collection của Thư viện Quốc gia Pháp. Cùng vào khoảng thế kỷ này, các bản tiếng Tây Tạng xuất hiện, tất cả có 7 bản. Người dịch đầu tiên là Vimalamitra nhưng E. Conze có ý kiến rằng là bản dịch lần hai của Prasastrasena là chính xác nhất. Ngoài ra, Đại Tạng kinh Mông Cổ (Mongolian Kanjur) cũng có một bản, in trong Bí Mật Kinh, t.12, tr. 44a 45b. Điều đáng chú ý là kinh này không có trong Kinh tạng Pali. Gần đây, học giả R. Exell dùng lược bản Phạn văn Devanagari phiên dịch ra Pali, đăng trong The Wisdom gone beyond, do hội Social Science Association Press của Thái Lan phát hành, trang 6.

Theo truyền thống Hoa văn thì bản dịch sớm nhất là của Chi Khiêm, năm 223, nhưng đã thất lạc. Bản dịch sớm nhất hiện tồn là lược bản của ngài La Thập dịch năm 402 đời nhà Tần. Sau đó hơn hai trăm năm, ngài Huyền Tráng mới trùng dịch vào năm 649. Bản này được khắc vào bia đồng trước cổng chùa Bạch Mã nơi Huyền Tráng trụ trì và dịch thuật kinh điển, hiện còn. Ngoài ra, còn có ngài Nghĩa Tịnh dịch lược bản, đại khái như bản Huyền Tráng, duy phần chú thì dùng thư pháp Tất Đàn chứ không dịch âm. Cả ba lược bản này tương đối giống nhau, duy bản Huyền Tráng lưu loát hơn cả, nên rất được phổ biến.

Quảng bản kinh được Pháp Nguyệt dịch năm 732, rồi đến Bát Nhã và Lợi Ngôn tái dịch năm 790. Cho đến Thi Hộ đời nhà Tống dịch lần chót là có tất cả 7 bản, nếu ta kể cả bản của Pháp Thành đời Đường vừa tìm thấy ở Đôn Hoàng. Chi tiết các văn bản được ghi ở các trang 11 và 13.

Sau đây, tôi sắp xếp các văn bản ra thành hệ thống một cách hợp lý tương đối như sau:

1. Bản Tất Đàn: lược bản 1 và 2,

2. Bản Devanagari: lược và quảng,

3. Bản Tây Tang: quảng,

4. Bản Tất Đàn phiên âm La Tinh: theo L. Hurvitz và R. Bucknell,

5. Bản Devanagari phiên âm La Tinh: lược và quảng,

6. Bản Tây Tang phiên âm La Tinh: quảng,

7. Bản Vu Điền phiên âm La Tinh: quảng,

8. Bản Pali: lược,

9. Bản Mông Cổ,

10. Bản Mãn Châu,

11. Bản Tất Đàn phiên âm Hoa ngữ: lược và quảng,

12. Lược bản La Thập.

13. Lược bản Huyền Tráng,

14. Quảng bản Bát Nhã và Lợi Ngôn,

15. Quảng bản Pháp Nguyệt (2 bản),

16. Lược bản Nghĩa Tịnh,

17. Quảng bản Trí Tuệ Luân,

18. Quảng bản Pháp Thành,

19. Quảng bản Thi Hộ,

20. Quảng bản Kim Cương.

Bản của Kim Cương thượng sư này, tôi nghi là thất bản Kim Cương Bất Không, nhưng chưa có chứng cớ cụ thể nên chưa đoan chắc, Do đó, mà liệt bản này cuối cùng. Bản này cùng bản Pháp Thành và quảng bản Phạn âm của Huyền Tráng được rút ra từ Trung Hoa Đại Tạng Kinh. Các bản khác từ số 12 đến số 19 được rút ra từ Nhật bản Đại Tạng Kinh, Nihon Daizokyo, tập 20, tr.1 11. Sở dĩ tôi không dùng Đại Chánh tân tu Đại Tạng Kinh, tức Taisho shinshu Daizokyo, là vì bộ trên có ghi chú cách đọc theo Nhật ngữ, Cho nên, tiện lợi cho các học giả biết Nhật văn.

Tiếp theo đó là:

21. Bản chú giải của ngài Minh Châu Hương Hải, bằng tiếng quốc âm của nước ta. Sau cùng là:

22. Bản Nhật ngữ,

23. Bản Anh ngữ,

24. Bản Pháp ngữ.

Riêng về bản dịch Anh ngữ, hiện nay có rất nhiều bản dịch, mỗi bản đều có một vài khuyết điểm, hoặc không sát nghĩa, hoặc dài dòng lủng củng. Do đó, tôi tổng hợp các bản dịch của Suzuki và Garma Chang, bỏ đi đoạn thừa, thêm vào chỗ thiếu, để tạo thành một bản Anh dịch tạm gọi là đầy đủ và sát nghĩa nhất làm dịch bản cho bản của ngài Huyền Tráng.

Khi so sánh lược bản Devanagari và bản dịch của ngài Huyền Tráng (cũng như bản La Thập), ta thấy có một vài khác biệt như sau: Bản Devanagari không có câu: “Độ nhất thiết khổ ách”. Bản Devanagari lại có thêm “Tức không tức sắc” trước hai câu “sắc bất dị không…”; ngoài ra, còn có câu “diệc vô vô đắc” sau phần “vô trí (diệc) vô đắc” của Huyền Tráng. Một điều đáng chú ý là lược bản Tất Đàn lại rất giống với bản của Huyền Tráng, tức có những phần thừa thiếu như trên, Cho nên, một số học giả gần đây giả thiết rằng lược bản Tất Đàn này là phiên dịch từ bản của Huyền Tráng ra, chứ không phải là nguyên bản Phạn ngữ như Max Muller và Nanjo Bujiu đã lầm tưởng.

Tôi rất tiếc là không có bản dịch tiếng Pháp trực tiếp từ Phạn ngữ, mà phải dùng bản của Herbert vốn dịch lại từ bản dịch của Suzuki. Tam sao thất bản. Lại cũng không có bản Đức ngữ, mặc dầu có một số học giả người Đức rất có công nghiên cứu văn học Bát nhã (Trong lần tái bản này, nhờ các Phật tử tại Tây Đức, chúng tôi có được bản dịch Tâm kinh sang Đức ngữ mà các Phật tử người Đức thường tụng. Điều đáng tiếc là chúng tôi không rõ dịch giả của bản này). Mong rằng các thiện tri thức chú ý đến các khuyết điểm này để bổ túc thêm cho.

Bồ tát Quán Tự Tại

(Theo truyền thống Tây Tạng)

Chemesig (Sanskrit: Avalokiteshvara). In this form, having one face and four arms, he personifies the Buddha’s Great Compassion. All deities are manifest in his changes. His mantras is OM MANI PADME HUM.

LƯỢC BẢN TẤT ĐÀN 1

(Đọc từ trên xuống, trái qua phải)

BẢN TẤT ĐÀN 2

LƯỢCBẢN DEVANAGARI

QUẢNG BẢN DEVANAGARI

QUẢNG BẢN TÂY TẠNG

(Đọc từ trái sang phải, theo hàng ngang)

LƯỢC BẢN TẤT ĐÀN 1 & 2

Đối chiếu

LƯỢC BẢN TẤT ĐÀN

LƯỢC BẢN DEVANAGARI

BẢN TÂY TẠNG

BẢN VU ĐIỀN

BẢN PÀLI

BẢN MÔNG CỔ

BẢN ÂM TIẾNG MÃN CHÂU DỊCH

ĐỜI KHANG HY, KHOẢNG NĂM 1723

LƯỢC BẢN PHẠN ÂM

QUẢNG BẢN PHẠN ÂM

(Bản Đôn Hoàng)

LƯỢC BẢN LA THẬP

LƯỢC BẢN HUYỀN TRANG

QUẢNG BẢN BÁT NHÃ VÀ LỢI NGÔN

QUẢNG BẢN PHÁP NGUYỆT 1

QUẢNG BẢN PHÁP NGUYỆT 2

LƯỢC BẢN NGHĨA TỊNH

QUẢNG BẢN TRÍ TUỆ LUẬN

QUẢNG BẢN PHÁP THÀNH

(Bản Đôn Hoàng)

QUẢNG BẢN THỊ HỘ

QUẢNG BẢN KIM CƯƠNG

BẢN QUỐC ÂM MINH CHÂU HƯƠNG HẢI

BẢN NHẬT VĂN

BẢN ANH VĂN

BẢN PHÁP VĂN

BẢN ĐỨC VĂN

THƯ TỊCH TÂM KINH